Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại - Thiết kế và in ấn chuyên nghiệp trên các chất liệu bao bì

Thí nghiệm với túi nilon

  20/11/2017

Trong bài, hãy dùng túi nilon làm vật thí nghiệm và đưa ra những tình huống thực tế hay gặp trong cuộc sống. Đây đều là những thực nghiệm mang tính thực tế cao nhưng hầu hết các bạn học sinh, sinh viên đều chưa có câu trả lời chính xác.

1. Đâm thủng túi nilon mà nước không bị chảy ra?

túi nilon zipper và thí nghiệm vui

Trong thí nghiệm này, ta dùng một chiếc túi nilon trong suốt - túi zipper bấm miệng - và cho đầy nước vào bên trong sau đó lấy nhiều que nhọn đâm thủng túi. Điều kỳ lạ không hề thấy một giọt nước này chảy ra ngoài. Tại sao lại như vây?

Câu trả lời của các bạn là gì ? Hãy để lại bình luận phía dưới xem ai có bình luận tốt nhất nhé !

2. Vòng đời của nước trong túi nilon

thí nghiệm túi nilon và vòng đời của nước

Để thực hiện thị nghiệm này bạn cần một túi ni lông trong suốt, một ít nước, thuốc nhuộm thực phẩm màu xanh, một đôi tay và trí tưởng tượng.

Thực hiện thí nghiệm: Đổ một ít nước vào túi nilon trong suốt dễ quan sát kết quả, sau đó nhỏ 4-5 giọt thuốc nhuộm vào. Để trông tự nhiên hơn, bạn có thể vẽ những đám mây và sóng nước trên bề mặt túi rồi đổ nước nhuộm màu vào. Dán chặt miệng túi và treo lên cửa sổ bằng một ít băng dính.

Chờ đợi kết quả và bạn sẽ không phải thất vọng. Bạn đã có một chiếc máy tạo thời tiết ở nhà, trẻ sẽ thỏa thích ngắm những hạt mưa đổ vào biển cả trong chiếc túi nilon xinh xắn.

Giải thích: Trái Đất có một lượng nước hạn chế, do đó hành tinh của chúng ta có hiện tượng tuần hoàn nước. Dưới ánh nắng mặt trời ấm áp, nước trong túi bốc hơi và trở thành hơi nước. Hạ nhiệt, nó biến đổi thành chất lỏng và rơi xuống như những hạt mưa. Hiện tượng này có thể quan sát thấy trong túi một vài ngày, nhưng nó xảy ra mọi lúc ở thế giới bên ngoài.

3. Cọ sát túi nilon lại dễ tách hai mép túi hơn ?

Một bạn tên Thảo Nhi đưa ra câu hỏi :" Vì sao khi cọ xát vào hai mép túi nilon đang dính chặt vào nhau, ta có thể dễ dàng tách chúng ra?"

Với câu hỏi này, bạn Sơn có câu trả lời :"Vì khi cọ xát chúng với nhau thì chúng tạo ra cùng 1 dòng điện mà khi cùng 1 dòng điện thì chúng sẽ đẩy nhau chứa không phải hút nhau nên khi cọ xát vào hai mép túi nilon đang dính chặt vào nhau, ta có thể dễ dàng tách chúng ra."

Còn bạn Lương Tuấn đưa ra câu trả lời rằng : "vì khi cùng cọ vào nhau thì hai mảnh của túi bóng mang điện tích cùng loại nên chúng đẩy nhau nên ta có thể dễ dàng tách chúng ra ."

Còn nhiều bạn khác cũng có câu trả lời tương tự, hầu hết các bạn đều đưa ra câu trả lời về sự tích điện cùng loại khiến hai mảnh túi nilon đẩy nhau ra. Đây là một câu trả lời khá tốt.

Bình luận